Friday, August 23, 2013

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA LÁ LỐT

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA LÁ LỐT

 

(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Lá lốt mọc hoang khắp nơi, trồng rất dễ, chỉ cần bẻ cành cắm xuống dất là sống. Lá lốt trồng trong vườn, trong chậu đều phát triển nhanh, tốt hái quanh năm. Mùi vị lá lốt hợp với nhìều loại thực phẩm khác, nên rất gần gũi với bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, có tinh dầu, dân gian dùng chữa trị chứng thấp khớp, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy do nhiễm lạnh. Có tính ấm nên lá lốt giúp chống hàn (lạnh), vì thế ăn nhiều lá lốt vào mùa mưa lạnh sẽ rất tốt, nhất là với những người hay bị cảm lạnh, người bị đau khớp hay nhức mỏi. Người có tạng nhiệt phải lưu ý kiêng các món thịt bò xào lá lốt, chả bò cuốn lá lốt. Lá lốt làm tiêu mỡ, tiêu chất nhớt, chất tanh.

Ở nông thôn, ở miền núi, lá lốt không chỉ là gia vị mà còn là rau sạch hái ngoài bờ suối, trong vườn nhà. Nồi canh mít non (nấu với lá lốt) nhiều khi mít non, lá lốt bằng nhau. Canh mít, canh bắp chuối giúp sản phụ tiết ra nhiều sữa nhưng lưu ý trong trường hợp này thì không được dùng lá lốt làm phụ gia.

Lá lốt và những loại rau chứa tinh dầu sẽ làm khô sữa. Ngày xưa, do thiếu hiểu biết giá trị của sữa  mẹ, và những lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, nhiều phụ nữ đã dùng kháng sinh để cắt sữa, và dùng sữa bò để thay thế.

Nhiều người do công tác xa nhà, phải gửi con cho bà, cho cô, dì nuôi, đã cho con bỏ bú sớm và cố ý làm tắt sữa từ từ bằng cách ăn nhiều lá lốt, rau răm, rau bạc hà.

Dân ở trên rừng nhiều khi nấu canh lá lốt với đậu phộng giả nhỏ, cho thêm tí bột ngọt, chỉ độc một món nây cũng xong bữa ăn. Kinh nghiệm dân gian, ở rừng nên ăn nhiều lá lốt và ớt, ngoài trị phong thấp còn có tác dụng chống sốt rét, ngã nước, chống lạnh về ban đêm. (Theo Mới Magazine)

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger