Friday, August 9, 2013

TÌM LẠI GIẤC NGỦ BẰNG CÁCH NÀO?

TÌM LẠI GIẤC NGỦ BẰNG CÁCH NÀO?


(chuyencamcuoi.blogspot.com) Đó là câu hỏi của nhiều người mắc bệnh mất ngủ, của các bác sĩ điều trị và của nhiều người.....không dễ ngủ. Chỉ cần mất ngủ một đêm là người khác có thể nhận ra những dấu hiệu trên nét mặt bạn ngay: mắt thâm quầng, mặt hốc hác, bơ phờ. Nếu mất ngủ thường xuyên thì đó là bệnh mất ngủ.

Nguyên nhân của mất ngủ không đơn giản như nhiều người tưởng. Ngoài tình trạng bệnh lý của cơ thể, bất kỳ một tác động nào của ngoại cảnh cũng có thể làm cho người ta bị mất ngủ:

- Môi trường sống
- Hoàn cảnh gia đình
- Điều kiện làm việc
- Quan hệ xã hội
- Công việc
- Giờ giấc sinh hoặt
- Cách ăn uống....
- Hoặc tin vui, tin buồn
- Xem một cuốn phim cảm động, rùng rợn...
- Quan hệ vợ chồng
- Lòng thương yêu và mối nghi ngờ.

Như vậy không nhất thiết cứ mất ngủ thì dùng thuốc mất ngủ. Trong trường hợp người bình thường mất ngủ một đêm, có thể dùng thuốc để làm thần kinh bớt căng thẳng, dễ ngủ hơn. Nhưng dùng nhiều và thường xuyên là việc không bao giờ nên làm. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng ức chế thần kinh, làm ta nhắm mắt, nghĩa là không thức, chớ không thể gọi là ngủ được. Giấc ngủ ấy không thể sánh với giấc ngủ tự nhiên, theo phản xạ vô điều kiện của con người được.

Người dùng nhiều thuốc ngủ sẽ sinh nghiện và liều dùng càng tăng, giấc ngủ càng khó và chập chờn. Bệnh mất ngủ sẽ thành kinh niên.

Vậy tìm lại giấc ngủ bằng cách nào?

Quả thật bỏ thuốc ngủ cũng gần như người cai nghiện cai thuốc lá. Không thể bỏ mà không có những biện pháp kèm theo. Khi bắt đầu "cai", người ta giảm 1/4 lượng thuốc ngủ hằng ngày và cứ thế giảm dần, đồng thời thực hiện 7 lời khuyên sau đây của bác sĩ:

1/- Giấc ngủ phải được chuẩn bị từ sáng. Ban ngày, khi làm việc cơ thể tiết ra chất kích thích giấc ngủ. Đến giờ là nó làm thần kinh ta thư giãn và ngủ lúc nào không hay. Ở người mất ngủ, ranh giới giữa thức và ngủ không rõ ràng, nên người luôn ở trạng thái không cân bằng. Buồn ngủ khi không thể ngủ, và khi cần ngủ lại không ngủ được....Vậy phải "điều chỉnh chiếc đồng hồ bên trong cơ thể theo sinh hoặt hằng ngày. Nghĩa là buộc cơ thể phải hoặt động có điều độ, ngủ và thức đúng một giờ cố định.

2/- Khi thức giấc nên bật đèn thật sáng. Chính ánh sáng đó có ảnh hưởng đến sự tiết một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc tạo ra ranh giới thức - ngủ của cơ thể.

3/- Có thể dùng thuốc an thần tăng lực nhẹ.

4/- Nên hoặt động cơ bắp, làm việc chân tay nhiều hơn. Chẳng hạn tập thể dục buổi sáng, ít nhất là đi bách bộ độ 30 - 45 phút. Buổi chiều, cũng nên đi bộ với thời gian như vậy và không nên tập trước lúc sắp đi ngủ. Tránh làm việc trí óc căng thẳng vào cuối ngày làm việc. vì nó kích thích thần kinh, hệ thống báo thức trong não.

5/- Buổi tối nên ăn nhẹ. Buổi sáng nên ăn mặn và trước khi đi ngủ nên ăn, uống đồ ngọt: vài chiếc bánh quy, cái kẹo...vì khi ngủ gan tổng hợp glucose cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tất nhiên lúc này không nên dùng chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá....

6/- Đi ngủ đúng giờ. Cố gắng tạo ra một cảm giác êm ái, ấm áp khi ngả lưng, cũng như "nhà sạch thì mát". Nhiều người thường nghĩ đến lúc ngả lưng là lúc thanh thản để nghỉ ngơi. Như vậy là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu suy nghĩ nghiêm túc một việc gì, tốt nhất nên ngồi dậy. Khi đã nằm, tuyệt đối không để đầu óc làm việc. Nếu có điều kiện, nên tắm nước nóng chừng 40 độ C là vừa.

7/- Nếu chợt thức giấc vào nửa đêm, chớ nhắm mắt cố ngủ ép. Như thế dễ tạo cho cơ thể phân định rạch ròi giữa thức và ngủ. Khi đã thức, nên đọc sách, tìm đến một trò chơi. Làm như vậy bạn sẽ mau ngủ lại được hơn. (Mới Magazine)


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger