Tuesday, September 10, 2013

Nguyên nhân con người phải ngủ

Nguyên nhân con người phải ngủ




(chuyencamcuoi.blogspot.com) - Con người cần ngủ bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt.

"Tại sao chúng ta ngủ" là câu hỏi làm bối rối các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ, và câu trả lời là "không ai thực sự biết chắc chắn". Một số nhà khoa học tin rằng giấc ngủ giúp cơ thể con người hồi phục sau một ngày hoạt động, nhưng trong thực thế lượng năng lượng tiết kiệm sau tám giờ ngủ hàng ngày là rất nhỏ - khoảng 50 kcal, tương đương với một lượng năng lượng trong một lát bánh mì nướng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không ngủ

Cách tốt nhất để hiểu vai trò của giấc ngủ là nhìn vào những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không ngủ. Thiếu ngủ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của não bộ. Nếu bạn từng thức đêm trong thờ gian dài thì tính cách bạn sẽ trở nên cộc cằn, hay than vãn, khó chịu và hay quên. Chỉ sau một đêm không ngủ, mức độ tập trung của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn, thời gian tập trung cũng rút ngắn đáng kể.

Trong những tình huống thực tế, hậu quả nghiêm trọng từ việc thiếu ngủ của nhân viên được cho là yếu tố góp phần gây nên một số thảm họa quốc tế như Exxon Valdez, Chernobyl, Three Mile Island và Challenge, nổ tàu con thoi.

Mất ngủ không chỉ có tác động đến chức năng nhận thức, mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Nó có thể gây ra các các rối loạn như khó thở, căng thẳng và bệnh huyết áp cao, đồng thời mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì vì các hoocmon và enzim kiểm soát sự thèm ăn và tăng cân tạo ra trong lúc ngủ.

Điều gì xảy ra trong từng chu kỳ thứ 90 đến 110 phút và được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn ngủ non-REM (giai đoạn đầu của giấc ngủ) và giai đoạn ngủ REM (giai đoạn sau của giấc ngủ).

Giấc ngủ non-REM được chia làm 4 giai đoạn nhỏ. Ở giai đoạn một (nhử lơ mơ) chính là giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, nó kéo dài khoảng 5-10 phút, con người sẽ ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, hoạt động cơ bắp sẽ chậm lại và co giật nhẹ có thể xảy ra, chúng ta dễ dàng bị đánh thức ở giai đoạn này.

Giai đoạn hai (ngủ nhẹ), mắt con người ngưng chuyển động, nhịp thở và nhịp tim bắt đầu chậm lại.

Giai đoạn ba và bốn còn gọi là giấc ngủ sâu. Trong đó, ở giai đoạn ba, bộ não hoạt động với sóng delta một loại sóng có biên độ lớn và tần số thấp, nhịp thở và nhịp tim đang ở mức thấp nhất. Giai đoạn bốn được đặc trưng bởi hơi thở nhịp nhàng và hoạt động cơ bắp có giới hạn. Nếu bị đánh thức lúc này, chúng ta sẽ không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng trong vài phút sau khi thức dậy. Những biểu hiện như ác mộng, mộng du, một số trẻ em thường đái dầm xảy ra ở giai đoạn này.

Sau khi bước vào giấc ngủ REM. Thông thường, mội người có khoảng từ 3 đến 5 giai đoạn ngủ REM mỗi đêm. Đây là thời kỳ xảy ra hầu hết các giấc mơ, vào lúc này mắt cử động, nhịp thở và huyết áp tăng.

Vậy ngủ bao nhiêu là cần thiết?

Không có con số cụ thể về thời gian ngủ hàng ngày áp dụng cho tất cả mọi người. Kết quả hồ sơ nghiên cứu về giấc ngủ từ 5 đến 11 giờ một ngày và trung bình là 7.75 giờ. Jim Horne, từ Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ của Đại học Loughborough nói: "Lượng thời gian ngủ cần thiết của một người là thời gian để người đó không cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày khi làm việc nữa".

Ngay cả động vật cũng cần được đáp ứng nhu cầu về thời gian ngủ trung bình một ngày, loài hổ tương ứng là 15, 8 giờ; loài mèo 12,1 giờ; tinh tinh 9,7 giờ; loài cừu 3,8 giò; loài voi châu Phi 3,3 giờ, loài hươu 1,9 giờ.

Kỷ lục thế giới hiện tại với 11 ngày không ngủ thuộc về Randy Gardner năm 1965. Sau 4 ngày đầu tiên ông bị ảo tưởng mà ông nghĩ rằng ông là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng.

Điều gây ngạc nhiên là Randy đã trải qua khá tốt và hoạt động bình thường ở những ngày cuối cùng của cuộc thi.  (Lê Hùng - Chí Linh Thời Mới - Theo BBC)
                                                                                                           


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger