Sunday, October 12, 2014

Dịch Ebola lan tới phương Tây

Dịch Ebola lan tới phương Tây

                                   Kevin Spacey 1995. Ảnh: aegisacademy.com

Vụ ở Texas

Trở ngược lại, hôm 1, tháng 10 các nhân viên y tế Hoa Kỳ đã tuyên bố một người mới đến Hoa Kỳ từ Tây Phi đang được điều trị vì nhiễm Ebola, lần đầu tiên một vụ được chẩn đoán ở Hoa Kỳ.

Trung tâm cho kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh CDC nói là người này đến Hoa Kỳ từ Liberia, và đã lưu lại ở Hoa Kỳ 10 ngày.

Đằng sau tuyên bố chính thức đó là câu chuyện của ông Thomas Eric Duncan và bà Louis Troh, người ông đã tìm đến Dallas để thăm viếng.

Nhưng câu chuyện của họ khởi đầu từ cuộc nội chiến Liberia từ năm 1989 đến năm 2003, đã làm cho ít nhất 5% dân số chết, và đẩy nhiều đợt người tỵ nạn sang các quốc gia láng giềng và rồi khắp thế giới.

Trong số những người tỵ nạn này có ông Ducan và bà Troh. Họ gặp nhau ở trại tỵ nạn ở Ivory Coast và đã ăn ở với nhau có một đứa con trai. Nhưng rồi hai người ly cách. Bà Troh đi Hoa Kỳ và lập gia đình với một người Liberia khác. Thế rồi 16 năm sau, họ nối lại liên lạc sau khi bà ly dị ông chồng mới.

Có điều bốn ngày, trước khi đi Hoa Kỳ, ông Duncan đã giúp chủ nhà chở cô con gái đang mang bầu 19 tuổi đến bệnh viện. Phụ nữ này bị nhiễm Ebola và đang bệnh nặng. Ông đã đi taxi cùng với cô gái trẻ và thân nhân để giúp đỡ, vì cô ta đã quá yếu sức, không thể tự đi một mình. Người phụ nữ này chết vài giờ sau đó.

Trước khi ông Duncan đến phi trường Quốc tế Dulles ở thủ đô Washington, rồi đến Dallas, ông Duncan đã được kiểm soát xem có Ebola hay không. Và theo CDC, nhiệt độ ông lúc đó bình thường, và khi hỏi trên một mẫu đơn, là có gặp ai bị Ebola hay không? Thì ông ta lại nói không.

Gia đình ông Duncan thì bảo đây là lần đầu tiên ông đến Hoa Kỳ và háo hức gặp lại bà Troh và con trai mình nay đang học đại học.

Mấy ngày đầu vui vẻ, nhưng ông Duncan vẫn còn chưa quen giờ giấc. Đến ngày 25 tháng 9, ông than phiền với bà Troh là ông cảm thấy lạnh run, và bà đã chở ông tới bệnh viện Texas Health Presbyterian.

Khi ông vào thì ông chỉ hơi sốt và than đau bụng, nhức đầu và giảm tiểu tiện theo hồ sơ của bệnh viện.

Trong lời khai với một y tá, ông không nói có ở gần ai bị bệnh, nhưng nói là ông mới từ Phi Châu đến. Y tá ghi nhận điều đó, nhưng các bác sĩ đã không nghĩ đến Ebola khi chẩn bệnh và cho ông về nhà với trụ sinh.

Đến sáng ngày 28, sau một đêm tiêu chảy, ông Ducan không ra khỏi giường nổi. Bà Troh, vốn là một phụ y tá, đã đo thử áp huyết máu, và thấy thấp quá mức và nhiệt độ sốt đã lên đến 103 độ, bà gọi cho 911.

Người ta có thể tranh luận về tại sao ông không được chẩn đoán sớm hơn. Tiểu banh Texas còn tính chuyện kiện ông, không biết vì lý do gì, phải chăng là vì nói dối khi đến Mỹ, và vì đã tiếp xúc với người bị Ebola hay không?.

Nay thì, ông Duncan đã qua đời và điều quan trọng là căn bệnh mà 50% trường hợp nhiễm bệnh dẫn đến tử vong đã tới Hoa Kỳ. Và từ nay, hẳn là các bệnh viện sẽ cẩn thận hơn khi thấy những trường hợp tương tự trong thế giới liền lạc này, chuyện lây lan thật khó tránh.

Tại sao Ebola nguy hiểm đến vậy?

Ebola chỉ có thể lây bằng trực tiếp dính vào các dịch truyền trong cơ thể người bệnh. Máu, ói mửa, nước miếng, của người bệnh đều chứa đầy virus. Chính vì vậy, thân nhân của các bệnh nhân và các nhân viên y tế chăm sóc cho họ có nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất, nhưng bất cứ ai đến gần người bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Chính vì lý do đó, mọi liên hệ chỉ là tối cần thiết cho việc chăm sóc và luôn luôn phải được bảo vệ bởi những loại quần áo bảo vệ, như là bao tay, mặt nạ, kiếng che mắt, giày phủ kín chân. Dĩ nhiên, ở những nơi như Phi Châu, có quá ít người có đầy đủ những bộ quần áo an toàn như vậy.

Nhưng ngay cả những người được mặc những bộ đồ đó phải thay nó mỗi 40 phút để được an toàn. Bên trong bộ đồ này nhiệt độ có thể lên đến gần 100 độ F. Mặc đồ phải mất 5 phút. Cởi bộ đồ thì cần phải có một người giúp và phải mất 15 phút.

Và chính khi cởi bộ đồ là lúc nguy hiểm nhất, và dễ bị lây nhiễm nhất. Bởi nếu lỡ quên quẹt bao tay lên mặt thì coi như xong đời.

Bởi một trong những điều đáng sợ của Ebola là bệnh nhân bị xuất huyết rất nặng, máu nhiều khi tràn ra mũi, mắt, tai, miệng và cả cửa mình. Máu còn nằm trong mọi thứ từ nước miếng đến phân của người bệnh.

Và chỉ một giọt rơi vào da thì có thể rửa tay ngay với nước, xà bông hay là một trong những loại thuốc khử trùng của bệnh viện.

Điều đáng sợ là con mắt. Chỉ một tia từ nhảy mũi, hắt hơi của người bệnh mà rơi vào con mắt một người, là người đó đã bị nhiễm virus. Cũng vậy, bên trong miệng, bên trong lỗ mũi và bất cứ nơi nào bị  đứt da.

Và một nguy cơ lây lan lớn, là khi chùi dọn. Bất cứ quần áo và bông đều phải thiêu hủy. Bất cứ dụng cụ y khoa nào cần được giữ lại phải được khử trùng cẩn thận, nếu không khử trùng thì  virus sẽ tiếp tục lây lan.

Chỉ một giọt li ti trên mặt một cái bàn chưa được chùi dọn kỹ lưỡng trên nguyên tắc cũng có thể làm lây bệnh. Và cũng chưa rõ là virus có thể sống và tiếp tục là một đe dọa bao lâu sau khi rời khỏi cơ thể người bệnh. Những virus gây bệnh cúm và các loại vi trùng khác có thể sống đến hai tiếng đồng hồ hay lâu hơn nữa trên các bề mặt cứng như bàn, núm cửa và bàn làm việc.

Một y tá ở Tây Ban Nha đã bị nhiễm bệnh, chỉ vì vào phòng của bệnh nhân nhiễm Ebola có hai lần. Một lần để chăm sóc bệnh nhân, và một lần để tẩy trùng sau khi bệnh nhân qua đời. Và cả hai lần y tá này đều có mặc quần áo bảo vệ. Tuy nhiên, cô ta đã quên mất, khi quẹt bao tay lên mặt.

Xà phòng và nước cũng như các loại khử trùng dễ dàng làm gián đoạn vỏ bọc của loại virus RNA này, và sát trùng với các loại thuốc tẩy pha loãng, ở đâu cũng có sẽ giúp làm virus không lây lan được.

Một điều nữa các bác sĩ khuyến cáo là, khi một người bị nhiễm Ebola được bình phục lại, thì họ không còn gây ra lây lan của bệnh nữa. Nhưng virus Ebola đã được tìm thấy trong tinh dịch của đàn ông cho đến ba tháng, sau khi lành bệnh. Thành ra, các bác sĩ khuyên là những ai đã đưọc chữa khỏi Ebola phải kiêng chuyện tình dục hay sử dụng condom trong 3 tháng (tuy nhiên con dom cũng không chắc chắn 100% đâu nhé, vì nếu lỡ bị thủng).

Con người đầu tiên nhiễm Ebola từ những con vật bị nhiễm virus này, như tinh tinh, các loài dơi ăn trái cây và các con hươu rừng. Virus sau đó lan từ người sang người qua máu và dịch của cơ thể. 

Ngay cả  đám ma của nạn nhân Ebola cũng có thể là một nguy cơ, nếu những người đưa đám sờ mó vào thi thể người quá cố.

Mặc dù Ebola đáng sợ như thế, nhưng mọi người cũng đừng quá hoảng hốt. Bởi vì, một người cho dù đã bị nhiễm Ebola. Tuy nhiên, trong thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày, nếu họ vẫn chưa có các triệu chưng như: 

"sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ho, hắt hơi, thì cũng không thể lây nhiễm".

Và khi đã có các triệu chứng trên thì bệnh sẽ lây lan một cách nhanh chóng và khủng khiếp...

Còn những người đã bị bệnh và được chữa lành thì sao?

Họ đã được miễn nhiễm với virus, và không có khả năng lây bệnh nữa. Tuy nhiên, nếu là đàn ông hãy tránh những hoạt động tình dục trong 3 tháng, vì người ta đã tìm thấy virus Ebola trong tinh dịch của người đã khỏi bệnh sau ba tháng. 
Lê Phan/Việt Tide


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger