Friday, October 3, 2014

Tiền tham nhũng của các tên độc tài sẽ không thể cất giấu ở nước ngoài được nữa

Tiền tham nhũng của các tên độc tài sẽ không thể cất giấu ở nước ngoài được nữa


                                Rifaat al-Assad


Hàng tỷ đô của Bashar al-Assad có nguy cơ mất trắng

Ngay giữa trung tâm quận 16 thành phố Paris, ở góc đường Henri-Heine và Jasmin, có một bãi đất rộng bỏ hoang tư 20 năm qua, bao quanh bằng hang rào cây xanh và chứa đầy rác rến.

Người dân tại khu sang trọng này; nơi giá đất lên đến đỉnh điểm của thế giới, đã gọi nó là "khu đất của nhà Assad" bởi vì thông qua một công ty bất động sản, đó là tài sản của Rifaat al-Assad, Phó tổng thống Syria, từng là chỉ huy trưởng Trung đoàn Phòng vệ và là chú ruột của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad. 

Nắm trong tay một tài sản khổng lồ, ông chú thối tha này ngày nay bất hòa với đứa cháu Bashar vì tranh giành quyền lực tại Damas, đang có một "tử huyệt" tại Pháp.

Không chỉ ở Paris, ông ta còn có một căn nhà trên đại lộ Foch, một khách sạn trên đường Lamballe và 12 căn nhà tại hai tòa cao ốc nằm trên đại lộ Tổng thống Kenedy, bên cạnh Đài phát thanh quốc gia và trong tòa tháp Orplée nhìn ra sông Seine.

Những tài sản này do một công ty hỗn hợp rối rắm, các công ty quản lý như Sounoune SA, ghi danh hoạt động tại Luxembourge và Panama.

Những công ty bình phong này còn có tài sản khổng lồ ở London, Mỹ hay Tây Ban Nha. Sabla al -Assad, luật sư tòa án Paris, sáng lập viên Hội luật sư quốc tế Bảo vệ nhân quyền, một trong những đứa con gái của Rifaat, cũng có mặt trong nhiều công ty chứng khoán. Cô ta không trả lời khi phóng viên Paris-Match gọi điện thoại "hỏi thăm sức khỏe".

Khó chịu với khu đất bỏ hoang trên đường Henri-Heine và nhiều "tin đồn dai dẳng" về tài sản của dòng họ Assad tại Paris, hai dân biểu tại quận 16, David Alphand và Laurence Dreyfuss, đã viết thư gửi cho Tổng thống Nicolas Sarkozy. Họ yêu cầu ông đóng băng các tài sản này, như lời của David Alphand: "Chúng tôi không muốn địa phương của mình trở thành nơi chứa chấp mọi kẻ độc tài thối tha.

Để chấm dứt sự đàn áp đẫm máu của chế độ Syria, phải đánh vào túi tiền của chúng nó!".

Từ năm 2011, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada đã bắt đầu chú ý đến các nhà lãnh đạo Syria. Một danh sách dài được thành lập, dự định phong tỏa tài sản của 150 người và công ty. 

Ngoài Bashar al-Assad, còn có những người trong gia đình ông ta như Maher, cầm đầu Vệ binh Phủ Tổng thống và chủ mưu các cuộc đàn áp. Nhà doanh nghiệp anh em họ Rami Makhlouf, với tài sản khoảng 6 tỷ USD hay ông anh rể, tướng Assad Chawkat, thủ lĩnh tình báo quân đội.

Nhưng hiện nay, việc thu hoạch tài sản của các tên độc tài và đồng bọn còn rất "ít ỏi". Một người biết rõ tình hình dòng họ Assad cho biết:

"Bashar al-Assad chẳng có gì tại Pháp. Ông ta thích London hơn bởi đó là quê vợ!". Tại Thụy Sĩ, chỉ có hơn 40 triệu euro bị phát hiện. Thật quá ít so với hàng tỷ USD vơ vét được trong suốt 40 năm cầm quyền tại Syria. Ngay cả Hiệp hội Sherpa và tổ chức Minh bạch Quốc tế chuyên săn lùng tài sản của các nhà độc tài cũng không tìm được gì nhiều. Đơn kiện của họ được nộp tại Paris từ tháng 7 năm 2011, cũng được xếp vào loại "không thể điều tra tiếp tục" vì thiếu nhiều yếu tố. ...

Maud Perdriel-Vaissière, một đại diện của Sherpa nói:

"Trái với các hồ sơ khác, không ai cung cấp cho chúng tôi tin tức về tài sản của Bashar al-Assad tại Pháp".

Theo Fabrice Marchisio, luật sư chuyên về thu hồi tài sản ăn cắp, điều quan trọng là phải hành động thật nhanh:

"Ngày nay, chỉ cần vài giây là có thể chuyển 50 triệu euro sang tận đầu bên kia trái đất. Nhưng phải mất nhiều năm mới có thể lấy lại được bằng con đường pháp lý".

Ngân hàng Thụy Sĩ có thời hạn 6 tháng để "dứt khoát", chia tay với đồng tiền bẩn. Với chiến lược này, Chính phủ Liên bang Mỹ muốn từ nay đến tháng 9, 2012 phải chấm dứt truyền thống kéo dài hàng trăm năm là nhận tiền gửi không cần khai báo xuất xứ.

Thay đổi này bắt đầu từ ngày 22, tháng 2 dưới "thông điệp" của Chính phủ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới: không chỉ các ngân hàng không nhận tiền không khai báo xuất xứ, mà còn phải tính sổ trường hợp của những kẻ đã gửi cho mình trong quá khứ nữa.

Một giải pháp khả dĩ cắt đứt quan hệ làm ăn. Nếu khách hàng muốn chuyển tiền đi từ nơi khác, ngân hàng phải bảo đảm tiền thực sự ra khỏi Thụy Sĩ.

Phe vận động việc này của các ngân hàng quá chia rẻ nên không thể ngăn chặn được quyết định này. Một nhà ngân hàng tại Genève cho biết: 

"Điều khó tin nhất là người ta quyết định không thèm đấu tranh cho quyền bí mật của ngân hàng nữa. Các ngân hàng lớn đã buông xuôi. Các ngân hàng tư lại không đủ mạnh để đấu tranh chính trị".

Một nhà ngân hàng khác nói: "Một số khách hàng chết điếng vì sợ hãi. Họ sợ ngân hàng sẽ báo tin cho chính quyền sở tại của mình". Trong không khí hoãng loạn này, nhiều câu hỏi bức bách vẫn không được trả lời: Ngày nay, người ta có quyền nhận tiền của một khách hàng người Pháp không khai báo xuất xứ, đã bị một ngân hàng khác đuổi đi?

Thiếu quy luật rõ ràng, các ngân hàng có những đối sách khác nhau. Năm 2011, nước Pháp buộc các công dân nằm trong ban lãnh đạo các công ty (quãn lý tài sản) phải tự khai báo. Sau đó, ngân hàng Crédit Suisse đã buộc các khách hàng gởi tiền không khai báo phải mang đi chỗ khác, không cho phép gởi lại sau khi đã từ chức ở các công ty. Kết quả là đã mất đi khoảng 664 triệu euro.

Càng ngày, càng có nhiều ngân hàng đuổi khách đi để buộc họ khai báo xuất xứ tiền gửi. Nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề tế nhị này. Đâu là dấu hiệu cho phép ngân hàng nghi ngờ khách hàng lừa đảo tài chánh, với hậu quả là phải cắt đứt quan hệ, thậm chí còn phải tố giác với chính quyền sở tại? Bởi vì đồng tiền không khai báo là dấu hiệu đầu tiên của hành động rửa tiền!

Một quan chức cao cấp lo lắng nói: "Không được đi quá xa". Bởi điều đó đe dọa các lãnh vực sống còn trong kinh tế như thương lượng về nguyên liệu. Nó liên quan đến những số tiền rất lớn, phải huy động những công ty ở nước ngoài và những nguồn tài chánh phức tạp.... Những động thái mà nước Mỹ xem là dấu hiệu của việc trốn thuế.

Người ít bi quan hơn, tin ở thế giới tài chánh có thể tồn tại không cần đến bí mật ngân hàng, với điều kiện phải sử dụng một công cụ khác: khả năng quản lý tài sản phân tán ở nhiều nước. Lại phải có một thái độ tự khai báo tài sản không quá khắc nghiệt.

Nếu khách hàng phải chứng minh mình đang thanh toán tiền bạc với tất cả các quốc gia có nguồn thu nhập ở đó, kế toán của khách hàng phải tự xác minh đó là sự thật.

Điều này rất rắc rối, tốn kém và mất rất nhiều thời gian.

Khi đó, khách hàng có còn lợi lộc gì khi ở lại Thụy Sĩ? Rất là đáng nghi ngờ, ít nhất khi chi phí quãn lý tài sản ở đây phải giảm xuống thật thấp. Bởi vì,  hiện nay, theo luật sư Carlo Lombardini tại Genève, "dịch vụ này tại Thụy Sĩ cao hơn tất cả các nơi trên thế giới"

Ai đã phá tan "bí mật ngân hàng" của Thụy Sĩ? Là Chính phủ Mỹ, buộc họ phải khai báo tin tức chi tiết tiền gửi! 12 ngân hàng nằm trong tầm ngắm của luật pháp Mỹ.

Một số nước đã cấm nhân viên của mình đi du lịch tới Mỹ vì sợ bị bắt. Để xoa dịu Washington, vào cuối tháng 12. 2012, Quốc hội Thụy Sĩ đã đệ trình "chiến lược đồng tiền sạch" nhằm buộc khách hàng nước ngoài phải cung khai nguồn gốc tiền gởi. Chính phủ Mỹ còn buộc Berne phải tự động thông báo về công dân của mình đã gửi tiền.

EU cũng gây áp lực mạnh. Anh, Đức và Áo ký với Thụy Sĩ một thỏa thuận tài chánh, trong đó đánh "thuế giải thoát" 26,3% và "thuế đền bù" 34% vào tài sản của tất cả những ai không gửi tiền tại nước mình, mà không cần phải thông báo cho khách hàng, kể từ năm 2013!.
 (Pmanth sưu tầm) 

  


Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger