Tuesday, September 9, 2014

Những câu hỏi về thận

Những câu hỏi về thận

 



1. Vai trò của thận đối với cơ thể

Thận có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể con người, "xương có thể gãy, cơ có thể bị teo, các tuyến có thể bị tổn thương, ngay đến não có thể bị rối loạn..... chúng không trực tiếp đe doạ tới tính mạng con người. Nhưng nếu thận mà hỏng thì tính mạng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.".

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thận là bài tiết các chất cặn bã, các chất độc của cơ thể ra ngoài, đồng thời điều chỉnh và giữ vững những hằng số sinh học của nội mô.

Thận đào thải mọi chất cặn bã do chuyển hóa trung gian của cơ thể hình thành nhất là các sản phẩm của quá trình phân giải các chất đạm đó là urea, creatinine, đạm cặn, các hợp chất có amine độc với cơ thể phenol, indol ... các chất độc hữu cơ và vô cơ đã đột nhập vào cơ thể đều thông qua thận để thải ra ngoài.

Thận điều chỉnh sự cân bằng của nước và muối trong cơ thể bảo đảm trạng thái cân bằng acid - kiềm của máu, sự ổn định của các chất điện giải và hàng trăm yếu tố sinh học khác nhau đã biết và chưa biết của cơ thể.

Ngoài hai nhiệm vụ chính kể trên, thận còn tham gia vào việc tạo cho máu điều hòa áp huyết động mạch cùng với gan thực hiện một sự chuyển hóa trung gian như việc khử amine của các amino acid phosphorphythoas, một số estephosphosric chuyển hóa creatin, một sản phẩm độc đối với cơ thể (hình thành trong việc chuyển hóa các chất) thành phần creatinin là một sản phẩm ít độc hơn để thải ra ngoài.

Hoặt động của thận thông qua hai việc căn bản:

* Lọc ở cầu thận

* Tái hấp thụ và bài tiết ở ống thận.

Thận hoạt động rất nhanh nên cơ thể cũng phải cung cấp cho thận một lượng máu lớn. Như ta đã biết, trọng lượng của hai quả thận chỉ từ 300 - 360 gram so với một người cân nặng khoảng 60 - 70 kg, thì nó chỉ chiếm 0,5% trọng lượng của cơ thể nhưng máu đổ vào thì lại chiếm tới 20% dung lượng của tim.

Ở một người trưởng thành mỗi ngày có khoảng 1,500 lít máu qua thận, gấp chừng 300 lần tổng khối lượng máu của cơ thể.

Sự tưới máu của thận gấp 100 lần sự tưới máu cho bắp thịt lúc nghỉ ngơi. Điều đó nói lên vai trò to lớn của thận trong việc thanh lọc các chất độc và các chất dư thừa để duy trì các hằng số nội môi là vô cùng quan trọng.

2. Những dấu hiệu khi thận "bị bệnh"?

Những bệnh về thận diễn biến một cách âm thầm, và có thể không có bất cứ biểu hiện nào khác thường. Những bệnh thận, không điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương suốt đời cho thận. Thậm chí, phải cắt bỏ, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận hoặc đường tiết niệu là có sự biến đổi nước tiểu về màu sắc, độ trong và mùi.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng bệnh, có thể có những biểu hiện không liên quan gì đến thận như:

- Huyết áp lên cao, người cảm thấy khó chịu, mệt, dễ bị kích động, buồn ngủ, da xanh xao, da bị sừng hóa từng đám, đau đầu, sốt cao, buồn nôn, ăn không ngon và cảm thấy mùi khai trong miệng, kiến bò chân, đau khi đi tiểu tiện, tiểu ít hoặc quá nhiều....

Khi xuất hiện đau vùng hông lưng kèm theo sốt, đột nhiên giảm lượng nước tiểu, có sự biến đổi về màu sắc và mùi nước tiểu cùng với mụn nổi trên mặt hay trên người, cần nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh thận.

3. Bệnh thận thường gặp?

* Sỏi thận

Chiếm khoãng 1/10 dân số, hay gặp ở nam giới hơn ở nữ giới. Nguyên nhân của bệnh có thể do trong cơ thể tích tụ quá nhiều lượng Calcium, uric acid, các hợp chất oxalate hoặc do bị viêm trong thận hoặc bị phì đại tuyến tiền liệt.

Những người dễ bị sỏi thận là những người ăn mặn nhưng uống ít nước.

* Viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận gồm cấp tính và mãn tính. Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ ở tất cả các cầu thận của thận.

Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẫn ngoài da do liên cầu khuẫn.

Có tới 60% viêm cầu thận cấp tính xảy ra sau nhiễm khuẫn đường hô hấp. Đặc biệt những cháu ở độ tuổi 8 - 11 dễ bị bệnh sau khi bị viêm họng hay nhiễm khuẫn ngoài da.

Viêm cầu thận mãn tính là một hội chứng bao gồm:

- Tiểu ra máu và tiểu ra chất đạm kéo dài

- Chức năng của thận bị suy giảm từ từ

Nguyên nhân của suy thận mãn có thể do đã bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp lúc nhỏ và tiến triển dẫn đến viêm cầu thận mãn.

Thông thường viêm cầu thận mãn tính tiến triển âm thầm, bệnh có thể được phát hiện tình cờ qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc do một bệnh khác, thử nước tiểu thấy có đạm, có máu, đo huyết áp thấy tăng.

Nặng hơn bệnh nhân có thể nhập viện vì hội chứng suy thận mãn tính như:

- Tăng huyết áp, phù, thiếu máu, đo lượng urea trong máu thấy cao. Ngoài ra, viêm cầu thận mãn tính thường xảy ra sau một đợt cấp tính của bệnh nhân đã có viêm cầu thận mãn tính.

* Viêm thận-bể thận

Viêm thận - bể thận là bệnh nhiễm trùng nặng trong mô thận, một trong những bệnh thận thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em.

Vi khuẫn bên ngoài cơ thể theo nước tiểu trở ngược vào niệu đạo đến bàng quang và cuối cùng tới thận. Vì niệu đạo nữ ngắn và gần hậu môn, nơi có nhiều vi khuẫn nên tỷ lệ gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Bệnh có thể tiến triển nhiều năm âm thầm đến khi thận nhỏ lại, hóa sẹo rồi suy thận, mà triệu chứng là tăng huyết áp, thiếu máu.

* Suy thận cấp tính

Là hội chứng suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai quả thận, làm ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận dẫn tới rối loạn cân bằng nước - điện giải, rối loạn cân bằng kiềm - toan ..... sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần, khi nguyên nhân gây tổn thương thận được loại trừ, chức năng thận có thể dần dần hồi phục lại bình thường hoặc gần bình thường.

Tuy nhiên, trong thời gian thận mất chức năng, bệnh nhân có thể chết vì các biến loạn nội môi.

Lọc máu và các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ giúp điều chỉnh các rối loạn này, bảo vệ bệnh nhân đến khi chức năng hồi phục hoàn toàn.

* Suy thận mãn tính

Là một tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm mất dần chức năng thận.

Bệnh không thể chữa khỏi và dẫn thường diễn tiến âm thầm. Người bị suy thận mãn tính sẽ tăng 34% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và bị đột quỵ, đồng thời có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số bệnh nhân mãn tính đang gia tăng nhanh cùng với tốc độ gia tăng của một số bệnh như cao huyết áp, thiếu máu, tiểu đường, viêm cầu thận.

Nguyên nhân gây bệnh: 40% do đái tháo đường, 30% do tăng huyết áp, 10% viêm cầu thận, ngoài ra, còn do sỏi thận, lupus ban đỏ, bệnh thận bẩm sinh, suy tim và cũng có thể là hậu quả của việc dùng lâu dài thuốc gây độc tính cao với thận.

* Ung thư thận

Thường xảy ra ở nam giới sau tuổi 50. Bệnh có triệu chứng như đi tiểu ra máu, đau hông lưng, có cảm giác khối u. Theo thống kê của WHO, hằng năm tại Mỹ có khoảng trên 40 ngàn ca ung thư thận được phát hiện, trong đó trên 13 nghìn bệnh nhân đã tử vong.

Cho đến nay, chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá, tiền sử di truyền và sử dụng thường xuyên và dài hạn các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như: Ibuprofen, Naproxen .... là những nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh phát triển một cách âm thầm, không có biểu hiện đặc biệt, 60% bệnh nhân được phát hiện một cách tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ.

4. Làm gì để bảo vệ thận

Điều quan trọng nhất là tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bị, cần điều trị ngay và dứt điểm.

Khoảng 50% phụ nữ tối thiểu một lần bị bệnh trong đời. Ở tuổi 24, gần 1/3 phụ nữ bị ít nhất một đợt phải điều trị bằng kháng sinh. Tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ từ 16 đến 35 tuổi cao hơn 40 lần so với nam giới cùng tuổi.

Sở dĩ nhiễm trùng tiết niệu phổ biến ở phụ nữ và dễ tái phát là do vi khuẫn gây bệnh xuất phát từ trực tràng, tập trung ở âm đạo, đi ngược dòng niệu đạo vào bàng quang.

Tại đây, vi khuẫn bám dính vào niêm mạc và có thể di chuyển lên bể thận. Theo tài liệu của Viện Tiết niệu Ba Lan, có tới 80% nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẫn E. coli.

Hiện nay, số bệnh nhân thận có xu hướng gia tăng do ngày càng nhiều người bị bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và áp huyết cao.

Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau và cách ăn uống nhiều đạm - nhất là những người trung niên cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận.

Những bệnh về thận phát triển một cách âm thầm, trong nhiều năm và không có bất cứ triệu chứng nào đặc biệt - "tâm lý chung của mọi người là không có biểu hiện đau đớn gì thì cho là thận làm việc tốt, không cần đi khám bệnh" . "Nhưng đấy là cách nghĩ nguy hiểm". Khi đã có những triệu chứng như mỏi mệt, đau đầu hay chảy máu cam.... thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Một trong những yếu tố biểu hiện "sức khỏe" của thận là tần suất tiểu tiện - tất nhiên, không có một tiêu chuẩn cố định nào - vì mỗi người có một cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày chúng ta uống 1,5 lít nước và thải ra 1,5 lít nước tiểu thì hàng ngày chúng ta tiểu tiện từ 4 - 6 lần.

Khi tầng suất tăng lên 8 - 10 lần, phải nghĩ ngay đến việc thận có "vấn đề", việc phát hiện càng sớm biến cố của thận, càng giúp cho việc điều trị và loại trừ rắc rối nghiêm trọng cho thận.

Mọi người ở tuổi trưởng thành, mỗi năm nên xét nghiệm nước tiểu và máu 1 lần để phát hiện albumin và nồng độ creatinine. Trên căn bản chỉ số albumin và nồng độ creatinine, chúng ta có thể tính được chỉ số "mức lọc cầu thận" (eGFR) - là chỉ số biểu hiện chức năng quan trọng của thận.

Nếu chỉ số eGFR thấp hơn 60ml/phút - cần phải nhanh chóng tới bệnh viện làm các xét nghiệm nước tiểu và máu hàng năm là bắt buộc đối với những người bị tiểu đường, huyết áp cao, gia đình có bệnh nhân thận, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol cao, thiếu cân khi sinh.

Nhiều khảo cứu trên thế giới cho thấy, số người bị tổn thương cầu thận ở những bệnh nhân tiểu đường ngày càng gia tăng và chiếm tới 40%.

Bên cạnh đó, việc phát hiện tổn thương cầu thận ở bệnh nhân tiểu đường cũng không dễ, vì lượng albumin trong nước tiểu của họ không đáng kể. Do vậy, những bệnh nhân tiểu đường cần xét nghiệm nước tiểu và máu 2 - 3 lần/năm.

Theo các chuyên gia, thận rất thích được cung cấp:

* Nước: hàng ngày, cần bổ xung từ 1,8 đến 2 lít nước cho cơ thể, để thận không bị "thiếu việc làm".

* Vitamin C: nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khó sống trong môi trường có chất kiềm. Để phòng ngừa thận không bị nhiễm khuẫn, cần bổ sung thêm vitamin C thông qua uống vitamin C viên hoặc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, cải bắp .....

* Các loại nước giải nhiệt, lợi tiểu dân gian: như nước râu bắp, nước trà tươi, thân, lá cây trinh nữ, diếp cá, mã đề, dứa dại ... Sắc uống những loại lá cây có tác dụng lợi tiểu, giải độc và sát trùng bộ máy tiết niệu.

* Hoạt động thể lực thường xuyên

Nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Anh cho thấy, hoạt động thể lực như đi bộ nhanh, chạy, chơi bóng bàn, cầu lông ..... tác động rất tích cực tới thận, làm gia tăng sử dẻo dai các cơ thận, gia tăng khả năng kháng khuẫn, thúc đẩy việc lọc nước và đào thải chất độc khỏi cơ thể, chống lại quá trình gây cặn trong thận.

* Những món ăn mặn

Thận sẽ "rất khó chịu" khi đào thải khỏi cơ thể những hợp chất carbonate quá mức trong cơ thể (muối ăn là một trong những hợp chất này). Khi đào thải muối ăn làm gia tăng huyết áp, gây hại cho thận.

Việc lặp đi lặp lại việc này sẽ làm thận yếu dần và kiệt quệ. Do vậy, để bảo vệ thận, cần ăn muối vừa đủ 2g muối/ngày, để bảo vệ thận.

* Điều trị không dứt các bệnh viêm nhiễm

Những viêm nhiễm ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, dù có xa thận như trên đầu hay trên tai ... đều có thể gây chấn thương thận.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thận không chỉ bị tổn thương do vi trùng mà còn do các kháng nguyên của cơ thể sinh ra, chống lại nhiễm khuẫn.

* Các loại thuốc 

Những loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống viêm, không chứa steroid khi vào cơ thể đều bắt thận làm việc nhiều hơn. Việc lạm dụng các loại thuốc này sẽ tác động tiêu cực tới chức năng lọc của thận, làm suy yếu thận.

* Thuốc lá và rượu

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa việc hút thuốc lá với bệnh ung thư bàng quang và thận.

Nguy cơ ung thư thận ở những người hút thuốc lá cao gấp 5 lần so với người không hút thuốc lá. Lạm dụng các chất cồn làm suy yếu hệ miễn dịch qua việc suy yếu hoặt động của bạch cầu. Rượu còn làm gia tăng nồng độ uric acid trong máu - một trong những yếu tố gây tổn thương cho thận.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, uống bia là việc làm "lợi bất cập hại" đối với thận.

5/ Cách dinh dưỡng cho những người bệnh thận?

Cách ăn uống cho những người bệnh thận (trừ sỏi thận và ung thư thận) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và tác động tích cực tới thận.

Thực đơn dinh dưỡng căn bản cho những bệnh nhân thận cần tuân thủ những hạn chế sau đây:

* Hạn chế nhiệt lượng

Nhu cầu nhiệt lượng cho 1 ngày, đêm trong khoãng 2000 - 2500 kcal, đối với những bệnh nhân ít hoạt động: 1800 - 2100 kcal.

* Hạn chế chất đạm

Nồng độ urea và creatimine và chỉ số GFR quyết định lượng đạm cho cơ thể. Lượng chất đạm tối thiểu là 30g cùng với các amino acid (nguồn đạm động vật) như thịt thăn, sữa gầy, fromage, sữa chua, lòng đỏ trứng....

* Hạn chế chất béo và chất bột đường

Hạn chế dùng chất béo nguồn gốc động vật như mỡ heo, thịt mỡ. Lượng chất béo so với người khỏe  mạnh tăng thêm khoảng 30 - 40 %. Nguồn nhiệt lượng sẽ được lấy từ nguồn chất béo và chất bột.

Nhu cầu về chất bột đường chiếm 50 - 60 %  từ cơm, khoai tây, rau xanh và trái cây.

* Hạn chế muối ăn

Không chỉ hạn chế ăn mặn mà còn hạn chế những sản phẩm giàu carbonate và các sản phẩm chế biến có muối như đồ hộp, thịt ướp muối, dưa muối.....

* Hạn chế chất kalium

Khi nồng độ trong máu vượt 5 mmol/lít, lúc đó cần hạn chế ăn cà chua, cacao, chocolate, chuối, đậu phộng, nấm....

* Hạn chế chất phosphor

Suy thận làm mất khả năng bài tiết chất phosphor, có thể dẫn đến những thay đổi của sự trao đổi mô xương và giảm nồng độ calcium.

Cần hạn chế ăn những sản phẩm giàu phosphor như thịt bò, cá, ốc, các loại hạt đậu, đỗ, bánh mì đen, nước uống có ga. (Theo Zdrowie)


 

Post a Comment

 
Copyright © 2013 Chuyện Cấm Cười (Pmanth) | Powered by Blogger